1. Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Lắp đặt hệ thống điện công nghiệp là mảng thi công vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động của nhà xưởng sau này. Quy trình thi công phải thực hiện đúng bước, đúng giai đoạn, bao gồm 5 việc như sau:
1.1. Chuẩn bị trang thiết bị sử dụng
Bước đầu tiên trong việc thi công, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp đó là chuẩn bị trang thiết bị cần thiết. Hệ thống điện công nghiệp rất khác so với điện dân dụng.
Máy biến áp: Do sử dụng điện công nghiệp có mức điện áp cao 380V. Chính vì vậy cần bộ phận máy biến áp để nguồn điện có thể sử dụng ổn định và an toàn ở các loại máy móc khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp.
Dây dẫn điện: Chuẩn bị đầy đủ các loại dây tải điện 3 pha, 1 pha sử dụng để dẫn điện từ ngoài vào cũng như bên trong nhà xưởng.
Tủ điện nhà xưởng công nghiệp: Các loại tủ lớn sử dụng để làm tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển cho hệ thống điện, máy móc.
Các thiết bị bảo vệ hệ thống: Rơ le, Aptomat, cầu dao… sẽ giúp bảo vệ hệ thống cũng như đem lại an toàn cho người sử dụng.
Các thiết bị báo tín hiệu: Đèn báo, chuông kêu… Để báo về tình trạng hoạt động hoặc báo nếu như hệ thống gặp sự cố.
1.2. Khảo sát công trình, nhận thông tin khách hàng
Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ các thiết bị điện, trang bị cần sử dụng khi thi công, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng. Đơn vị thi công cần tới trực tiếp công trình, vị trí mà mình sẽ thực hiện. Nhờ vậy, đơn vị mới có thể đo đạc, khảo sát cũng như đưa ra những tính toán chính xác, phù hợp.
Ngoài ra, đơn vị thi công hệ thống điện nhà xưởng cũng cần quan tâm tới những yêu cầu của khách hàng. Cũng như đặc điểm của ngành nghề doanh nghiệp. Từ đó mới có thể có một phương án phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm cho hệ thống điện của nhà xưởng.
1.3. Tiến hành ra bản vẽ thiết kế hệ thống điện công nghiệp
Để có thể thi công, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp đúng, chuẩn và hiệu quả. Trước tiên, ta cần có một bản vẽ thiết kế hệ thống điện phù hợp và hoàn chỉnh.
Tuân thủ về quy chuẩn bản vẽ, ngôn ngữ, ký hiệu sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật
Đảm bảo về mức độ an toàn điện cả trong lúc thi công lẫn khi vận hành.
Cam kết về khả năng vận hành đáp ứng công suất, hiệu quả theo đề bài của doanh nghiệp.
Tính toán về chi phí sao cho tối ưu, tiết kiệm nhất.
Để đáp ứng các tiêu chí bên trên, đơn vị thi công cần dựa vào các thông số đã khảo sát, yêu cầu của khách hàng cũng như tính chất ngành hàng… Từ đó, mới có thể xây dựng một thiết kế để lắp đặt hệ thống điện công nghiệp chuẩn chỉ nhất.
Sau khi có bản thiết kế, đơn vị thi công cần gửi cho doanh nghiệp để xét duyệt. Doanh nghiệp sẽ kiểm tra, xem xét về mức độ hiệu quả, chi phí bỏ ra… Nếu như 2 bên chốt bản thiết kế này thì sẽ đến bước tiếp theo là “Tiến hành thi công”.
1.4. Thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Thi công, lắp đặt hệ thống điện quan trọng hàng đầu trong cả quá trình. Khi thi công, các đơn vị thực hiện cần đảm bảo các yếu tố dưới dây:
Thi công theo đúng bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
Đảm bảo về mức độ an toàn của hệ thống trong khi vận hành.
Cam kết về sự hiệu quả trong hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
Dễ dàng trong việc sửa chữa, bảo trì hệ thống điện sau này.
Để đảm bảo việc thi công chuẩn chỉ, đáp ứng các tiêu chí trên đây. Doanh nghiệp nên có một đội ngũ kỹ thuật chuyên môn về điện cao hoặc lựa chọn một đơn vị bên ngoài
1.5. Hoàn thành, nghiệm thu và kiểm tra
Sau khi thi công, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, còn một bước cuối để hoàn thành. Đó chính là chạy thử nghiệm hệ thống, nghiệm thu và chuyển giao cho doanh nghiệp. Ở bước này, đơn vị thi công sẽ chạy thử xem hệ thống điện, máy móc có hoạt động theo đúng công suất đã tính toán không. Ngoài ra, hệ thống điện cần đảm bảo một số tiêu chí như độ an toàn, hiệu quả…
Khi đã chạy thử hệ thống ổn định, an toàn, đơn vị sẽ tiến hành chuyển giao hệ thống điện và bắt đầu vào giai đoạn bảo hành, bảo trì sau lắp đặt hệ thống điện công nghiệp.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bảo trì Hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng
Lợi ích của việc vệ sinh điều hòa
Những nguyên tắc an toàn khi thi công điện nước bạn cần lưu ý:
Tại sao phải bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa nhiệt độ định kỳ?
Tại sao phải bảo trì, vệ sinh máy lạnh định kỳ?
Bảo dưỡng máy lạnh và những điều cần lưu ý
Thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP